image banner
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Lượt xem: 17

Ngày 11/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Nghị định áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại; Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

Một nội dung cốt lõi của Nghị định là quy định rõ nguyên tắc xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, theo đó việc áp dụng chỉ được thực hiện trên cơ sở điều tra khách quan, minh bạch, dựa vào chứng cứ rõ ràng và phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế. Biện pháp phòng vệ không nhằm mục đích cản trở thương mại, mà là công cụ hợp pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không công bằng, như bán phá giá, trợ cấp trái phép hoặc đột biến nhập khẩu.

Điều đặc biệt đáng lưu ý là Nghị định yêu cầu trong quá trình áp dụng các biện pháp này, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá nghiêm túc tác động đến lợi ích kinh tế – xã hội, trong đó có cả quyền lợi người tiêu dùng và các ngành sản xuất hạ nguồn. Đây là cách tiếp cận cân bằng, thận trọng, thể hiện tư duy quản lý hiện đại và hội nhập sâu sắc với cơ chế pháp lý của WTO và các hiệp định thương mại thế hệ mới.

Một điểm sáng của Nghị định là nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt từ các thị trường xuất khẩu chủ lực. Thay vì chờ đến khi doanh nghiệp bị kiện mới ứng phó, Nghị định xác lập cơ chế giám sát chủ động, qua phân tích dữ liệu xuất khẩu, biến động giá, năng lực cạnh tranh và các yếu tố dễ dẫn đến nghi ngờ bán phá giá hoặc trợ cấp.

Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cấu trúc xuất khẩu, mà còn giúp cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ, định hướng đối thoại và hỗ trợ doanh nghiệp ngay từ đầu, giảm thiểu thiệt hại khi tranh chấp xảy ra. Đây là bước chuyển căn bản từ tư duy “chữa cháy” sang tư duy “phòng ngừa”, giúp nâng cao năng lực tự vệ quốc gia trong môi trường thương mại đầy rủi ro.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm. Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Chi tiết Nghị định tải tại đây./.

Nghị định_86_2025_ND-CP_11042025-signed.pdf
Thanh Trang
Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1