Ngày 28/12/2022, Sở Công Thương ban hành Kế hoạch phát triển ngành công thương năm 2023 (Kế hoạch số 3955/KH-SCT)
Kế hoạch đưa ra mục tiêu chung như sau:
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp và thương mại ổn định, bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu công nghiệp - thương mại theo hướng hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cường kết nối tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn thân thiện môi trường, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, logistics; định hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng phục vụ trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp - thương mại đồng bộ, hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu đưa Long An trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Dự kiến một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 109.200 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu đạt 7,1 tỷ USD, tăng 5,97% so với cùng kỳ; Kim ngạch nhập khẩu đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,88% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,97%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện nông thôn đạt 99,97%.
Định hướng và nhiệm vụ chủ yếu:
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, những chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch, đề án của ngành Công Thương đã được phê duyệt, nhất là các Phương án quy hoạch phát triển năng lượng, cụm công nghiệp và thương mại, logicstics. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch động ngành Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Đề án Phát triển kinh tế biên giới gắn với đảm bảo Quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2035.
2. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
2.1. Xuất nhập khẩu: Tham UBND tỉnh Chương trình hành động thực hiện và triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện Đề tài Chiến lược tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh; Kế hoạch triển khai các giải pháp khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến nông sản sau dịch Covid -19; thực hiện đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu để đa dạng thị trường xuất khẩu, hạn chế tình trạng xuất nhập khẩu lệ thuộc vào một thị trường; xây dựng và phát triển thương hiệu trên trường quốc tế. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại; Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử; giới thiệu quảng bá sản phẩm, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh; chú trọng thị trường trong nước và quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu tránh bị lệ thuộc vào một thị trường gây rủi ro cao trong xuất khẩu; khuyến khích doanh nghiệp thiết kế, xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, phát triển giao dịch thương mại điện tử.
2.2. Thị trường nội địa: Tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Tiếp tục thực hiện: Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ giao nhận, logistics, tạo động lực phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế; củng cố và phát huy vai trò các kênh phân phối truyền thống, phục vụ sinh hoạt của dân cư. Hình thành Trung tâm tập kết, phân phối hàng hóa và khai thác có hiệu quả Trung tâm tổ chức hội chợ triển lãm tạm tại phường 6.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm tiêu biểu, OCOP của tỉnh. Phát huy vai trò cầu nối, giới thiệu, liên kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ nhất là liên kết hợp tác với các tỉnh, Tp.HCM để thúc đẩy tiêu thụ nông sản; chú trọng phát triển chuỗi cung ứng nông sản sạch, an toàn vào kênh phân phối hiện đại của Tp.HCM. Theo dõi, hỗ trợ việc triển khai thực hiện hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm giữa các DN, HTX trong tỉnh thông qua Hội nghị kết nối cung cầu tại các tình, thành trong cả nước. Tập trung hỗ trợ các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thực hiện chuyển đổi số, tham gia vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0...; tham gia Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, phát triển giao dịch thương mại điện tử trên các Sàn thương mại điện tử uy tín.
2.3. Về công nghiệp: Tham mưu xây dựng và triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt). Tập trung phát triển công nghiệp, nhất là phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo (chế biến sâu sản phẩm nông thủy sản như đóng hộp, nước ép, sấy), công nghiệp năng lượng. Phối hợp thực hiện xúc tiến đầu tư thu hút và hỗ trợ cho các dự án đầu tư trọng điểm; ưu tiên thu hút công nghiệp hỗ trợ, công nghệ mới, công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp có giá trị tăng cao. Tiếp tục rà soát, cập nhật tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động và đang triển khai thực hiện; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc và tham mưu đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các CCN được phê duyệt, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư hạ tầng không đảm bảo năng lực, các dự án chậm triển khai do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư. Tập trung thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2025 theo Quy chế hỗ trợ đã phê duyệt. Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao tính ổn định, bền vững trong chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa. Khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành; ưu tiên, mời gọi, bố trí các dự án đầu tư có tính liên kết sử dụng sản phẩm của nhau; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên kết phát triển thành doanh nghiệp vệ tinh trong chuỗi sản xuất của các tập đoàn nước ngoài.
Xây dựng kế hoạch điều hành cung ứng điện trên địa bàn tỉnh năm 2023. Tham mưu, đề xuất danh sách khách hàng quan trọng năm 2023. Hỗ trợ phát triển hạ tầng điện, ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là những địa bàn phát triển nóng về công nghiệp, phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; nâng cấp hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt dân cư; vận động doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chống thất thoát điện năng. Quan tâm các dự án lớn, trọng điểm như dự án Nhà máy nhiệt điện Long An I,II tại Cần Giuộc và các dự án điện mặt trời. Thực hiện Chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh; chú trọng các thiết bị tiêu thụ điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
Tập trung triển khai thực hiện Chương trình khuyến công năm 2023 và giai đoạn 2021 – 2025. Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, nghề truyền thống, phát triển các nghề mới phù hợp với địa phương; công nhận các nghệ nhân thợ giỏi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Phối hợp thực hiện Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
3. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ
3.1. Năng lượng: Theo dõi, kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng lưới điện trung, hạ áp theo phương án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt. Hỗ trợ phát triển hạ tầng điện, ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất, kinh doanh. Quan tâm các dự án lớn, trọng điểm như dự án Nhà máy nhiệt điện Long An I,II tại Cần Giuộc và các dự án điện mặt trời đi vào hoạt động, theo dõi báo cáo kịp thời tiến độ thực hiện của các dự án. Tập trung tháo gỡ khó khăn đối với các công trình điện phục vụ đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Chương trình điểm dân cư liền kề Chốt dân quân biên giới giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư các hạng mục công trình xóa điện kế tổ dùng chung trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu vực nông thôn còn khó khăn.
3.2. Cụm công nghiệp: Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý, phát triển CCN năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, thu hút nhà đầu tư các cụm công nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo quỹ đất sạch và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp đã có chủ trương thành lập đi vào hoạt động; phấn đấu trong năm 2023 có thêm ít nhất 02 CCN đi vào hoạt động (tiếp nhận đầu tư thứ cấp).
3.3. Thương mại: Triển khai thực hiện phương án quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh khi được phê duyệt. Tăng cường xúc tiến mời gọi đầu tư phát triển chợ, Trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và dịch vụ giao nhận, logistics tạo động lực phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Tiếp tục phát huy vai trò các kênh phân phối truyền thống, phục vụ sinh hoạt của dân cư. Khai thác có hiệu quả Trung tâm tổ chức hội chợ triển lãm tạm.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sống; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng. Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất (Tổ chức Diễn tập phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp cấp tỉnh), Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; chú trọng sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Đề xuất các giải pháp góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng gồm sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo.
Xây dựng Kế hoạch chuẩn bị cung cấp các mặt hàng thiết yếu trong và ngay sau thiên tai cho các vùng bị ảnh hưởng bão lũ. Hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh.
5. Đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, sắp xếp tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền điện tử; cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại tố cáo
Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ, hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo Nghị quyết Đảng bộ cơ sở đề ra. Triển khai hiệu quả phần mềm quản lý văn bản điện tử; ứng dụng vận hành đề án Cơ sở dữ liệu công nghiệp và thương mại của tỉnh và cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực công thương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và đột xuất tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển. Phối hợp kiểm tra thị trường theo Quy chế phối hợp giữa Sở Công Thương và Cục quản lý thị trường; giữa Sở Công Thương và Công An tỉnh.
6. Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 12/7/2017 và Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 04/4/2018 thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Tuyên truyền phổ biến các hiệp định thương mại nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời chủ động phòng tránh rủi ro trong giao thương quốc tế. Tăng cường công tác dự báo; phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, những thay đổi về chính sách, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, tập quán buôn bán của thị trường, nội dung của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để doanh nghiệp tận dụng tốt nhất lợi thế ưu đãi, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường./.
Nội dung chi tiết kế hoạch tải tại đây
3955_KH-SCT_28-12-2022_KH2023-thang 12 trinh.signed.pdf