image banner
Nghị định 45/2022 về bảo vệ môi trường
Lượt xem: 171
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 07 tháng 7 năm 2022 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và chính thức có hiệu lực từ ngày 25 tháng 8 năm 2022.

Nghị định này sẽ thay thế cho Nghị định 155/2016 và Nghị định 55/2021.

Đối với Nghị định 45/2022, Chính phủ đã bổ sung thêm nhiều quy định mới liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Một trong những điểm đáng chú ý là quy định xử phạt liên quan đến hành vi không phân loại rác đối với hộ gia đình và cá nhân.

Nhiều mức xử phạt đã được đưa ra đối với các hành vi không đúng quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư.

- Theo đó, khoản 1 Điều 26 Nghị định này quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

- Tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân theo 3 loại là: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác.

Quy định hiện nay tại Nghị định 155/2016 không có quy định về mức phạt đối với cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.

Nghị định 45/2022 cũng quy định cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định.

- Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một tỷ đồng đối với cá nhân và hai tỷ đồng đối với tổ chức. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm.

Bên cạnh đó, một số quy định xử phạt đáng chú ý khác được quy định tại Điều 25 của Nghị định 45/2022 mà người dân cần lưu ý để tránh bị xử phạt như

- Hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt từ 100.000 - 150.000 đồng;

- Hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt từ 150.000 - 250.000 đồng;

- Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng;

- Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

- Việc vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông cũng sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng.

Nghị định 45/2022 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 25/8 tới đây.

 


Ngọc Xuân
Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1