image banner
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy ngành Công Thương trong tình hình mới
Lượt xem: 36
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 30/01/2023 của UBND tỉnh Long An về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (viết tắt là PCCC) trong tình hình mới và các văn bản hướng dẫn liên quan, Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch số 886/KH-SCT ngày 31/3/2023 về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy ngành Công Thương trong tình hình mới

      Để Kế hoạch về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy ngành Công Thương trong tình hình mới được thực hiện đúng, đầy đủ nội dung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương đã được pháp luật quy định cần tập trung các nội dung chủ yếu sau:

       1. Thực hiện đúng quy định, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị PCCC, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ tại cơ quan, đơn vị trực thuộc. 

        2. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh:

         - Thực hiện rà soát, kiểm tra an toàn PCCC đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành công thương như: các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; cơ sở hoạt động hóa chất, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân phối điện năng; tổ chức, cá nhân sử dụng điện,....

        - Hướng dẫn chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp củng cố, thành lập lực lượng PCCC chuyên ngành và trang bị đảm bảo đầy đủ các phương tiện cơ giới (diện tích trên 50 ha trang bị 01 xe chữa cháy, dưới 50 ha trang bị máy bơm chữa cháy di động) nhằm tăng cường các biện pháp an toàn PCCC trong quá trình hoạt động của cụm công nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, doanh nghiệp hoạt động hóa chất, năng lượng và các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đầu tư và duy trì đầu tư kinh phí hoạt động cho lực lượng tuyên truyền, đôn đốc, hướng PCCC tại cơ sở và trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ đảm bảo chất lượng theo quy định.

      3. Phối hợp có ý kiến đối với việc quy hoạch nguồn nước và lắp đặt, bổ sung các trụ nước chữa cháy, điểm (bến bãi) lấy nước tại các cụm công nghiệp khi nhận được yêu cầu phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

       4. Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất sản phẩm hóa chất hiện hữu đang hoạt động trong khu dân cư khi có hướng dẫn hoặc cơ chế, chính sách từ Chính phủ.

      5. Quản lý chặt chẽ hoạt động các dự án hóa chất, năng lượng, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cấp giấy đủ điều kiện các dự án thuộc lĩnh vực công thương đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các dự án có hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành, nhất là cơ sở hoạt động hóa chất, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng gần khu dân cư; các tổ chức, cá nhân sử dụng điện thiếu an toàn.

      6. Chỉ đạo đơn vị, phòng chuyên môn quản lý, thường xuyên kiểm tra an toàn sử dụng điện của tổ chức, cá nhân để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong việc lắp đặt, sử dụng điện sau công tơ của các cơ sở, hộ gia đình, nhất là kiểm tra việc sử dụng điện đối với trường hợp nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

        Tham mưu UBND tỉnh thực hiện cụ thể hóa quy định ngừng, giảm cung cấp điện hiện có hoặc nghiên cứu, kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương, Chính phủ bổ sung quy định về ngừng, giảm cung cấp điện trong trường hợp có văn bản thông báo cơ sở vi phạm, không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH  của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực cho phù hợp tình hình thực tế.

       7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, rà soát việc chấp hành các quy định về an toàn sử dụng điện để đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn điện theo thẩm quyền.

        8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về an toàn trong sử dụng điện để đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH theo quy định.

         Công tác PCCC lấy phương châm phòng ngừa là chính; phát huy sự tham gia của doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hiệu quả phù hợp điều kiện phương tiện, trang thiết bị của cơ sở. Để công tác PCCC phát huy hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hiệu quả công tác phòng cháy, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) và công tác an toàn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương, chủ yếu đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; cơ sở tham gia hoạt động hóa chất, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân phối điện năng; tổ chức, cá nhân sử dụng điện trên địa bàn tỉnh./.


Cẩm Vân
Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1