image banner
Triển khai Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/01/2024 của Chính phủ
Lượt xem: 38
Ngày 11/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Để Nghị định số 03/2024/NĐ-CP của Chính phủ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thống nhất và đi vào thực tiễn, Sở Công Thương phổ biến và triển khai một số điểm mới như sau:

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, BHXH Việt Nam, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ; Thanh tra Cơ yếu, Chánh Thanh tra Cơ yếu; Thanh tra BHXH Việt Nam, Chánh Thanh tra BHXH Việt Nam; Thanh tra Sở, Chánh Thanh tra Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn Thanh tra chuyên ngành; đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Tại Mục 2, Chương 2 của Nghị định đã quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động…  

Ngoài ra, Nghị định 03/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ thanh tra các Sở được thành lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Thanh tra, đồng thời tại Điều 17 quy định như sau: Thanh tra Sở Công Thương; Thanh tra Sở GTVT; Thanh tra Sở GD&ĐT; Thanh tra Sở KH&ĐT; Thanh tra Sở KH&CN; Thanh tra Sở LĐTB&XH; Thanh tra Sở Nội vụ; Thanh tra Sở NN&PTNT; Thanh tra Sở Tài chính; Thanh tra Sở TN&MT; Thanh tra Sở TT&TT; Thanh tra Sở Tư pháp; Thanh tra Sở VHTT&DL hoặc Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch; Thanh tra Sở Xây dựng; Thanh tra Sở Y tế. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương và biên chế được giao. Trường hợp Thanh tra sở được luật quy định thì thực hiện theo quy định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổ chức, hoạt động của Thanh tra sở tại Điều 18 quy định: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở, Chánh Thanh tra sở và tổ chức, hoạt động của Thanh tra sở được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thành lập Thanh tra sở phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí như thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thanh tra Sơ có con dấu và tài khoản riêng.

Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao nhiệm vụ tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành cho đơn vị trực thuộc.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2024 và bãi bỏ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành./.

 

Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1