image banner
Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Lượt xem: 24
UBND tỉnh có công văn đề nghị các Sở ngành, Ban Quản lý khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

​Nhằm thực hiện quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đúng quy định, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp người lao động; UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, địa phương triển khai đến các doanh nghiệp trực thuộc địa bàn, phạm vi quản lý một số nội dung thực hiện các hoạt động liên quan đến ATVSLĐ: 

 1. Đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây mất an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp; Thực hiện Quan trắc môi trường lao động

- Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

- Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại mục I, phụ lục I Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

- Thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ ít nhất 01 lần/năm đúng với tình hình sản xuất của doanh nghiệp mình và thông báo công khai cho người lao động biết kết quả quan trắc môi trường lao động.

2. Tổ chức khám bố trí việc làm, khám sức khỏe định, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Tổ chức khám bố trí việc làm cho người lao động trước khi bố trí làm việc và khi người lao động chuyển sang làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trên cơ sở kết quả khám đó sắp xếp công việc phù hợp, có chế độ điều trị, điều dưỡng phù hợp cho người lao động.

3. Tổ chức hoạt động y tế tại cơ sở và báo cáo hoạt động y tế lao động của doanh nghiệp

 Người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế phù hợp với từng cơ sở lao động nhằm đảm bảo công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe và xử lý các tình huống sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở lao động. Thực hiện báo cáo y tế của cơ sở lao động 06 tháng đầu năm trước ngày 05/7 hàng năm và báo cáo cuối năm trước ngày 10/01 năm tiếp theo gửi Sở Y tế./.






Hoàng Tuấn
Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1