image banner
Sở Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2024
Lượt xem: 28
Ngày 29/12/2023, Sở Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2024 (Kế hoạch số 4602/KH-SCT)

Kế hoạch đặt ra 06 nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2024 của Sở Công Thương như sau:

1. Cải cách thể chế

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuân thủ quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng của việc tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; tránh chồng chéo, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, cụ thể, minh bạch và tính khả thi khi áp dụng thực hiện; tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát đối với các văn bản cá biệt để kịp thời xử lý các văn bản ban hành chưa phù hợp theo thẩm quyền, có chứa quy phạm pháp luật và có chứa thủ tục hành chính (TTHC).

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật, triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm; kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật; đổi mới công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm TTHC mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là TTHC thuộc các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của ngành công thương và tập trung các TTHC thuộc các lĩnh vực có số lượng, tần suất giao dịch lớn; tiếp tục rà soát, đánh giá TTHC trong quá trình thực hiện; kịp thời kiến nghị loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; rà soát kiến nghị loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý.

Tiếp trục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch 3295/KH-UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh về việc rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh; tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện theo quy định đối với việc số hóa hồ sơ TTHC theo như Thông tư 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Rà soát, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không hợp pháp, không hợp lý, không cần thiết; tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Thực hiện phân cấp trong giải quyết TTHC theo hướng thuận lợi cho nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân; đảm bảo phân cấp đúng quy định (khi có hướng dẫn của Trung ương).

3. Cải cách tổ chức bộ máy

Tiếp tục rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức của cơ quan, đơn vị, giảm đầu mối tổ chức trung gian, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Tiếp tục thực hiện rà soát các quy định về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp quản lý giữa các cấp ở địa phương; theo dõi, kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp; đề cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân cấp; tiếp tục thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm (nếu có).

Triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan hành chính trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

4. Cải cách chế độ công vụ

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBCCVC theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu; đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, phân loại CBCCVC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ và gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, dễ phát sinh tiêu cực. Kiên quyết xử lý, sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định và đối với những trường hợp CBCCVC vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC năm 2024, trong đó tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ CBCCVC gắn với vị trí việc làm; sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và theo yêu cầu vị trí việc làm để đào tạo không trùng lắp, tiết kiệm, hiệu quả; rà soát, đề xuất cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không cần thiết; thực hiện tốt chế độ, chính sách tiền lương theo quy định của Trung ương và của tỉnh gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Khuyến khích CBCCVC tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đối mới sáng tạo, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5. Cải cách tài chính công

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của pháp luật; thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi, kết quả phân phối các quỹ theo cơ chế tài chính, phân phối thu nhập bổ sung; thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường phân cấp, tạo quyền chủ động cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục triển khai thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở cho việc ban hành đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của cơ quan. Tăng cường thanh tra, giám sát và công khai minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sự nghiệp công.

Tiếp tục rà soát chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên và chi đầu tư.

6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số

Tập trung tham mưu ban hành Kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024. Trong đó tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện dữ liệu Thương mại - Công nghiệp của Sở; tiếp tục rà soát chia sẻ dữ liệu của ngành về dữ liệu (LGSP) của tỉnh; tiếp tục tập trung cập nhật, bổ sung, làm giàu dữ liệu để kết nối, chia sẽ Kho cơ sở dữ liệu dùng chung, Cổng dữ liệu mở của tỉnh để phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; giúp cắt giảm thành phần hồ sơ thủ tục hành chính, thuận lợi hơn trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cung cấp dữ liệu mở cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, ….

Kế hoạch phân công cụ thể trách nhiệm từng phòng, đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra4602_KH-SCT_29-12-2023_SCT KE HOACH CCHC nam 2024.signed (1).pdf./.


Ban biên tập
Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1